Cụ thể, nhóm 1: Hệ thống Nano-Bioreactor xử lý nước thải tại chỗ trong ngày (24h), rồi nước thải ấy mới được xả vào sông Tô Lịch, khi ấy nước thải sẽ đạt QCVN. Đây là nguồn cấp nước bổ cập tại chỗ cho sông Tô Lịch.
Nhóm 2: Hệ thống Nano- Bioreactor xử lý mùi, chất ô nhiễm và phân hủy bùn hữu cơ ở trong lòng sông, sẽ tạo dòng chảy cho sông Tô Lịch.
Giải pháp này sẽ đảm bảo nước thải từ các cống sẽ được xử lý tại chỗ tại các bể ngầm dưới đất, bằng hệ thống Nano – Bioreactor. Như vậy, nhóm thứ 1 tạo ra nước đạt QCVN, rồi mới cho chảy vào sông Tô Lịch.
TS.Tadashi Yamamura – Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến thương mại – Môi trường Nhật Bản. |
Tổ chức xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản cho biết thêm: Công nghệ Nano- Bioreactor Nhật Bản có 12 ưu điểm để giải quyết đồng thời các vấn đề ô nhiễm hiện tại của Việt Nam, trong đó có xử lý nước thải ở các “dòng sông chết” như: Chi phí ban đầu thấp; xử lý triệt để tận gốc mùi hôi thối trong thời gian ngắn; bảo tồn hệ sinh thái, cá, thủy sinh phát triển tốt mà không bị tái ô nhiễm; xử lý được các khuẩn gây bệnh đường ruột…
Nhật Bản sẵn sàng đầu tư 100% phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây. |
Đặc biệt, JEBO cho biết, đơn vị quyết định sẵn sàng đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây và một số “dòng sông chết”, góp phần cải thiện triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường cho người dân Việt Nam; đặc biệt là những người dân đang sinh sống cạnh các sông hồ ô nhiễm.
Đại diện Tổ chức Nhật Bản còn cho biết thêm, trong buổi họp đánh giá về kết quả thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản (ngày 29/10/2019): JEBO đã báo cáo UBND TP Hà Nội về phương án đầu tư 100% chi phí xử lý toàn bộ sông Tô Lịch, Hồ Tây. Khi thành công thì đơn vị sẽ cho Hà Nội thuê thiết bị, rồi chuyển giao công nghệ cho Hà Nội quản lý, vận hành.
Theo Anh Hùng